Quy trình lắp đặt cổng tự động an toàn, chuyên nghiệp

Cổng tự động không những giúp người dùng tiết kiệm thời gian, công sức mà còn bảo mật và an toàn nên rất được ưu tiên sử dụng trong nhiều công trình nhà riêng, chung cư, khu biệt thự cao cấp… Tuy nhiên, trước khi quyết định lắp đặt cổng tự động, bạn cần hiểu rõ quy trình lắp đặt để lựa chọn được loại cổng phù hợp, biết cách sử dụng để cổng được bền lâu hơn. 

Tại sao nên lắp đặt cổng tự động?

Cổng là vị trí thu hút đầu tiên khi bước vào một ngôi nhà, do vậy mọi người luôn muốn xây dựng nó đẹp nhất, hoàn thiện nhất. Hơn nữa, cổng cũng là bộ phận đảm bảo an ninh, an toàn cho ngôi nhà, ngăn chặn các đối tượng đột nhập không mong mong muốn, nó cần phải đáp ứng khả năng bảo mật an toàn tốt nhất.

Chính vì vậy, công tự động được nhiều gia đình lựa chọn lắp đặt. Một số lợi ích khác khi lắp đặt cổng tự động như sau:

Lắp đặt cổng tự động bảo vệ an toàn tốt hơn cho ngôi nhà

  • Ưu điểm đầu tiên của cổng đóng mở tự động so với các loại cổng cơ truyền thống khác là nó có tính bảo mật an toàn cao hơn nhiều. Nhờ cơ chế điều khiển tự động cùng cảm biến an toàn, cổng tự động ngăn chặn tốt hơn những kẻ đột nhập và cảnh báo tránh va chạm hiệu quả.
  • Cụ thể, cổng tự động chỉ đóng/ mở khi nhận được tín hiệu từ điều khiển, có thể điều khiển từ xa. Nghĩa là người dùng có toàn quyền quyết định mở cổng hay không mở cổng cho người khác vào nhà.
  • Cơ chế điều khiển tự động cũng đảm bảo an toàn cho trẻ em, vật nuôi chơi trong phạm vi công trình. Chúng sẽ không tự mở cổng nếu không có điều khiển, tránh xảy ra bắt cóc hay tai nạn giao thông.
  • Bạn có thể gắn thêm các thiết bị tín hiệu khác như camera quan sát ngoài cổng, thiết bị âm thanh để có thể nhìn thấy và nói chuyện với người đang đứng ngoài cổng, từ đó quyết định có mở hay không. Nếu phát hiện đối tượng khả nghi có thể thực hiện biện pháp đối phó kịp thời.
  • Bộ phận cảm biến an toàn có khả năng nhận biết và cảnh báo các vật di chuyển các cổng một khoảng cách nhất định. Từ đó cảnh báo hoặc điều hướng hoạt động đóng/ mở cổng phù hợp, tránh tai nạn xảy ra.

Cổng tự động tăng giá trị cho công trình xây dựng

  • Lắp đặt cổng tự động giúp tăng giá trị thẩm mỹ, mỹ quan cho công trình xây dựng, từ đó nâng giá trị kinh tế cho công trình đó. Ví dụ, loại trừ các yếu tố khác, giá bán căn nhà cổng tự động sẽ có xu hướng cao hơn giá bán căn nhà cổng cánh mở thông thường.
  • Khoảng giá tăng thêm này có thể lớn hơn chi phí bỏ ra để thi công cổng tự động đó. Vậy tại sao không mua rồi lắp cổng tự động để tiết kiệm chi phí? Người mua nếu đã chọn mua căn nhà hoàn thiện sẽ không muốn mua rồi phải tiếp tục hoàn thiện lại, họ sẽ chấp nhận bỏ ra mức giá cao hơn một chút.

Lắp đặt cổng tự động mang lại sự tiện lợi

  • Sự tiện lợi đến từ cơ chế tự động của nó, người dùng có thể đóng mở cửa từ xa mà không phải chạy ra tận nơi để đóng/ mở cổng. Mặt khác, nếu lắp đặt thêm hệ thống cảm ứng tự động, cổng có thể tự mở và tự đóng mà người dùng không cần điều khiển. 
  • Việc điều khiển cổng tự động có thể thông qua điều khiển từ xa, điện thoại, máy tính bảng… Người dùng có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động chỉ với các thiết bị thông minh đó, không lo lắng việc quên đóng cổng, quên khóa cổng.

Quy trình lắp đặt cổng tự động đúng cách

Các bước cần chuẩn bị trước khi lắp đặt cổng

  • Bước 1: Khảo sát mặt bằng và lên phương án lắp đặt cổng tự động.
  • Bước 2: Tính toán thiết kế bản vẽ chi tiết lắp đặt cửa tự động và Ra kích thước kính. Trong bước này cần lưu ý, phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết của từng loại thiến bị cửa tự động để ra kích thước kính được chính xác. Kiểm tra chiều rộng, chiều cao của khung cửa, cốt nền đảm bảo chính xác, kiểm tra kích thước cánh kính cửa tự động, các lỗ khoan.
  • Bước 3: Gia cố dầm sắt, dầm hộp inox, dựng vách kính để treo ray nhôm (đối với lắp đặt cửa kính tự động)

Bên cạnh đó, trước khi lắp cổng tự động, cần thực hiện tốt việc chuẩn bị dụng cụ và các linh kiện, bộ phận của cổng tự động như sau:

  • Chuẩn bị linh kiện, bộ phận cổng: Thân cánh và ray dẫn cổng lùa phải hoàn thiện, motor, các thanh răng, điểu khiển từ xa, các bộ cảm biến hành trình.
  • Chuẩn bị dụng cụ lắp cổng gồm: máy hàn điện, máy khoan vít, các loại ốc vít, bộ cờ lê, máy khoan bê tông, ống gen, nở sắt…

Quy trình các bước lắp đặt cổng tự động

Cổng mở điện tự động phổ biến gồm 3 loại chính là cổng âm sàn, cổng tay đòn tự động và cổng trượt/cổng lùa. Với từng loại cổng tự động sẽ có một số thay đổi nhỏ trong quy trình lắp đặt, cụ thể các bước như sau:

1. Đối với lắp đặt cổng tự động motor âm sàn

  • Bước 1: Đào 2 hố âm sàn để chôn motor và đường ống thoát nước cùng đường chạy dây điện. Tiếp theo, cố định mặt đế hộp bảo vệ motor âm sàn và đi đường ống nước ra phía ngoài đường, đi đường dây điện từ nguồn cấp về vị trí đặt bộ điều khiển.
  • Bước 2: Lắp đặt motor cổng tự động, sau đó lấp kín hố chôn motor và đường ống nước. Chú ý, cánh cổng mở theo hướng nào thì motor xoay theo hướng đó, đồng thời nhớ vặn chặt chốt bốn chân cố định motor.
  • Bước 3: Tùy vào nhu cầu sử dụng mà cài đặt chương trình cho motor như thời gian đóng mở cổng, độ trễ đóng mở cổng… dựa theo sách hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Bước 4: Kiểm tra toàn bộ các bộ phận đã lắp đặt và thử nghiệm hoạt động cổng. 
  • Bước 5: Lắp đặt bộ phận cảm biến an toàn và kết nối mạch điều khiển cổng.
  • Bước 6: Kiểm tra hoạt động của bộ phận cảm biến cổng xem nó có tự động phát hiện vật chuyển động xung quanh để đóng/ mở cổng hay không.

2. Đối với lắp đặt cổng tự động tay đòn

  • Bước 1: Lắp đặt bộ phận giá đỡ đuôi motor cổng tự động vào cột trụ cổng. Lưu ý, khi gắn bạn cần căn chỉnh sao cho góc tạo bởi cánh cửa và đuôi cột trụ là 90 độ.
  • Bước 2: Hàn bắt chặn đầu motor với cánh cổng sao cho cân bằng đuôi và đầu motor, cổng phải đóng hoàn toàn
  • Bước 3: Dùng tay mở khóa cơ motor, di chuyển con trỏ hành trình của motor từ vị trí đóng về vị trí mở cổng. Sau đó, đánh dấu công tắc giới hạn ở vị trí sát với tương ứng đầu và cuối con trỏ hành trình này.
  • Bước 4: Tiến hành cài đặt chương trình đóng, mở cổng cho motor và chạy thử chương trình đó.

3. Đối với lắp đặt cổng trượt/cổng lùa tự động

  • Bước 1: Chọn vị lắp đặt motor cổng trượt tự động, vị trí này phải đảm bảo thanh răng cổng phải nối liền với thanh cổng.
  • Bước 2: Lắp đặt motor cửa cổng trượt ngang tự động vào vị trí đã chọn, sau đó hàn thanh răng lên cánh cổng.
  • Bước 3: Cài đặt hành trình mở cổng và đóng cổng bằng định hướng nam châm từ.
  • Bước 4: Kiểm tra một lần nữa các thiết bị đã lắp đặt đã đúng vị trí chưa, đầy đủ linh kiện, phụ kiện chưa. Sau đó chạy thử hệ thống cổng trượt tự động đã cài đặt nhiều lần.
  • Bước 5: Đi dây cảm biến an toàn, gắn nó với hệ điều khiển cổng. 
  • Bước 6: Kiểm tra độ nhạy của cảm biến an toàn bằng cách đi qua đi lại nhiều lần xem cổng có đóng/ mở theo ý muốn không.
  • Bước 7: Kiểm tra lại các vị trí lắp đặt lần cuối cùng và kết thúc quy trình lắp đặt cổng tự động.
ĐĂNG NHẬN XÉT
BÀI VIẾT CÙNG ĐỀ TÀI
Tìm hiểu giá cửa cuốn tại Hậu Giang với các loại như cửa cuốn kéo tay, tự động, tấm liền và khe thoáng. Khám phá chi phí lắp đặt, phụ kiện đi kèm, và.... Xem Thêm
Cửa cuốn nhà bạn tại Quận Tân phú đang gặp sự cố, hỏng hóc, cửa không hoạt động. hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chuyên sửa cửa cuốn tại quận tân phú.... Xem Thêm
Dịch vụ bảo trì bảo dưỡng cửa cuốn nhà xưởng: báo giá ưu đãi, quy trình chuyên nghiệp, và các giải pháp bảo trì định kỳ. Đảm bảo cửa cuốn luôn hoạt.... Xem Thêm
"Dịch vụ lắp đặt cửa cuốn tại Quận 12, TP.HCM của Alpha Door - cung cấp các loại cửa cuốn Đài Loan, tấm liền và công nghệ Đức chất lượng cao, giá cả.... Xem Thêm